Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách vệ sinh tai nghe sạch như mới cực dễ tại Hút Bể Phốt Huy Hoàng bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Việc vệ sinh không chỉ đảm bảo tai nghe của bạn được sạch sẽ mà còn giúp cho chất lượng tai nghe luôn ở trạng thái tốt nhất. Hãy cùng Hút Bể Phốt Huy Hoàng tìm hiểu cách vệ sinh tai nghe sạch như mới cực dễ nhé!

Tại sao cần phải vệ sinh tai nghe?

Sau thời gian sử dụng, tai nghe của bạn thường bị đóng các cặn bẩn như: ráy tai, dầu mỡ và bụi bẩn bị mắc kẹt trong các kẽ hở nhỏ của tai nghe. Và chắc hẳn không ít người quan tâm đến việc vệ sinh nó trước khi đưa chúng trở lại vào tai.

Tại sao nên vệ sinh tai nghe

Điều này không chỉ làm tăng khả năng nhiễm trùng tai, tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ người này qua người khác nếu dùng chung. Mà chúng còn khiến cho chất lượng tai nghe của bạn bị giảm sút và làm hư hỏng nó. Vậy làm sao để vệ sinh tai nghe đúng cách?

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh tai nghe

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Một miếng vải nhỏ
  • Bàn chải
  • Tăm bông
  • Xà bông tắm
  • Nước

Tai nghe in ear

Bước 1: Vệ sinh phần đầu tai nghe

  • Tại phần đầu tai nghe, bạn sử dụng bàn chải khô, mềm (tốt nhất là bàn chải đánh răng của trẻ em), chải nhẹ lưới thép ở phần đầu tai để loại bỏ các bụi bẩn bám bên trong phần lưới này.
Vệ sinh phần đầu tai nghe
  • Tiếp đến, bạn chuẩn bị cho mình một chút dung dịch tẩy rửa nhẹ (xà phòng pha với nước ấm). Sau đó dùng một miếng khăn mềm không xơ, nhẹ nhàng thấm một ít dung dịch vệ sinh sau đó lau nhẹ lên bề mặt đầu tai nghe.
Lưu ý: Không thấm quá nhiều dung dịch vệ sinh khi lau tai nghe, bởi nó có thể thấm vào bên trong tai nghe gây hỏng màng tai nghe.

Bước 2: Vệ sinh núm tai nghe

  • Những tai nghe như IEM thường đi kèm với các núm tai bằng silicon. Để vệ sinh núm tai nghe, bạn cần tháo các núm tai silicone này và ngâm chúng trong nước ấm nhẹ cùng xà phòng trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn.
Vệ sinh núm tai nghe
  • Tiếp đến, bạn rửa sạch các kẻ núm, sau đó lau sạch chúng và để chúng khô hoàn toàn trên khăn giấy trước khi gắn lại chúng.

Bước 3: Vệ sinh dây

  • Đây là thành phần kín nhất của tai nghe nên việc vệ sinh cũng đơn giản hơn. Bạn có thể dùng nước rửa chén bát hoặc dung dịch axeton, nhỏ một lượng vừa phải vào khăn mềm và lau theo chiều dọc của tai nghe.
Vệ sinh dây tai nghe
Lưu ý: nên vuốt thật nhẹ nhàng vì cách này có thể làm đứt dây nếu dùng lực quá mạnh. Tốt nhất bạn hay nhẹ tay làm lại nhiều lần để có kết quả tốt nhất.

Tai nghe chụp tai (Headphone)

Đối với tai nghe chụp tai (Headphone), thường sẽ khó khăn hơn trong các bước vệ sinh. Bởi ở loại tai nghe này thường được thiết kế với phần đệm tai bằng da hoặc bằng bọt và chúng rất dễ rách khi bị ẩm. Để tránh phải mất tiền chi cho việc mua miếng đệm tai mới, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây.

Vệ sinh tai nghe chụp tai (Headphone)

Bước 1: Pha hỗn hợp vệ sinh tai nghe

  • Phần đệm tai sẽ rất nhạy cảm với các dung dịch tẩy rửa mạnh. Vì vậy bạn hãy pha hỗn hợp xà phòng pha loãng với nước.
Tránh sử dụng cồn, bởi nó sẽ khiến phần đệm tai của bạn bị bong da và phai màu đấy.
Pha dung dịch vệ sinh tai nghe

Bước 2: Lau đệm tai

  • Bạn cần sử dụng một miếng vải mềm thấm một ít dung dịch vệ sinh sau đó nhẹ nhàng lau sạch phần đệm tai nghe và phần lưới ở bên trong để đảm bảo đệm tai được làm sạch tốt nhất.
Lau đệm tai
Nhớ phơi khô tai nghe của mình ở nơi thoáng mát trước khi cất vào túi nhé.

Cách khác

Ngoài 2 cách trên bạn cũng có thể làm sạch tai nghe mình bằng một số cách nâng cao hơn như sử dụng máy hút thính. Máy hút thính này sẽ giúp bạn làm sạch tai nghe một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên bạn sẽ tốn kha khá tiền cho việc mua thiết bị này đấy.

Máy hút thính

Mẹo để giữ tai nghe luôn sạch sẽ

Vệ sinh jack cắm

Jack cắm của bạn theo thời gian sẽ bị không tránh được khả năng đóng các bụi bẩn. Và tất nhiên điều này sẽ khiến cho chất lượng âm thanh khi bạn sử dụng tai nghe bị giảm sút.

Vệ sinh jack cắm

Để làm sạch jack cắm cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng tăm bông và ngoáy nhẹ vào jack cắm. Hoặc bạn có thể sử dụng một cây tăm có cuốn băng keo 2 mặt xung quanh, sau đó nhẹ nhàng xoay nhẹ bên trong jack cắm.

Bạn nên sử dụng các loại ốp điện thoại có trang bị phần nắp đậy jack cắm, để tránh bị đóng bụi bẩn.

Ốp điện thoại có nắp đậy bảo vệ đầu cắm jack

Giữ tai nghe khô ráo, tránh ẩm

Đối với tai nghe on-ear và over-ear, sau thời gian sử dụng phần đệm tai sẽ bị hút ẩm. Điều này sẽ làm tăng khả năng bám bẩn và tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sống.

Để tránh vấn đề này, bạn hãy tận dụng các gói hút ẩm thường có ở các gói thực phẩm. Sau đó đặt chúng vào đệm tai nghe của bạn. Gói hút ẩm này sẽ giúp tai nghe của bạn luôn khô ráo, tránh ẩm và hạn chế hư hỏng tai nghe.

Sử dụng gói hút ẩm giúp tai nghe luôn khô ráo

Nếu phần đệm tai nghe của bạn đã qua sử dụng quá lâu, thì tốt hơn hết bạn nên thay phần đệm tai để thưởng thức chất lượng âm thanh một cách tốt nhất.

Giữ cho đôi tai của bạn luôn sạch sẽ

Bên cạnh việc vệ sinh tai nghe, bạn cũng cần giữ đôi tai của bạn luôn sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh tai hay dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng để làm sạch tai.

Giữ tai bạn luôn sạch sẽ
Bạn không nên sử dụng bông ngoáy tai để vệ sinh tai, điều này không chỉ không làm sạch tai mà còn khiến cho ráy tai của bạn bị đẩy sâu vào trong tai.
Xem thêm:

  • 3 cách quấn dây tai nghe không bị rối, nhanh, đẹp và an toàn
  • Tìm hiểu về tai nghe In-ear, tai nghe Earbuds. Chúng có gì khác nhau?
  • Hướng dẫn cách chọn mua tai nghe để nghe nhạc hay nhất

Trên đây là cách giúp tai nghe của bạn luôn sạch sẽ. Nếu bạn có thắc mắc nào khác hãy để lại thông tin bên dưới phần bình luận nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách vệ sinh tai nghe sạch như mới cực dễ tại Hút Bể Phốt Huy Hoàng  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.