Bạn đang xem bài viết Bộ truyền động là gì? Cấu tạo và cách vệ sinh một bộ truyền động tại Hút Bể Phốt Huy Hoàng bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ truyền động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xe đạp địa hình, không chỉ là bộ máy vận hành cả chiếc xe mà còn là yếu tố quyết định hiệu suất cho từng bề mặt địa hình khác nhau. Hãy cùng Hút Bể Phốt Huy Hoàng tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Bộ truyền động là gì?
Bộ truyền động hay còn gọi là “Groupset” là tập hợp những bộ phận như giò dĩa, chuyển dĩa, tay đề, xích… liên kết với nhau giúp xe vận hành mượt mà. Bộ truyền động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với xe đạp địa hình, không chỉ là bộ máy vận hành cả chiếc xe mà còn là yếu tố quyết định hiệu suất cho từng bề mặt địa hình khác nhau.
Cấu tạo của một bộ truyền động
Ngày nay với công nghệ cải tiến ngày càng hiện đại, bộ truyền động cũng có cấu tạo cầu kì hơn nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. Tuy nhiên về mặt lý thuyết thì một bộ truyền động cơ bản của xe đạp địa hình thường gồm có 5 phần là tay đề, sên, trục giữa, chuyển dĩa và giò dĩa.
– Tay đề: Đây là bộ phận được gắn ở kế bên tay cầm với chức năng chính là điều khiển bộ đề. Tay đề gồm có 2 chi tiết là tay đề trái và tay đề phải. Mỗi tay đề sẽ đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Tay đề trái sẽ chuyển xích sang các đĩa còn tay đề phải thì chuyển xích sang các tầng của líp. Tuy vậy nhưng một số dòng xe đạp thể thao sẽ không được thiết kế thêm tay đề trái như xe đạp đi trong thành phố hay xe đạp đua. Vì chỉ được thiết kế 1 tầng duy nhất cho nên các dòng xe này thường chỉ có tay đề phải.
– Chuyển dĩa: Thông thường đối với dòng xe đạp thường có một, hai đến ba dĩa. Đối với một chiếc xe đạp thể thao có 2 dĩa trước người ta thường gọi là đĩa đôi. Còn với xe đạp thể thao có 3 dãi thì được gọi là bộ ba. Với một đĩa xích trên đó có các bánh răng, với bánh răng giúp cho việc truyền lực từ bàn đạp đến cánh tay giò dĩa tới các bánh răng truyền tới xích đến líp phía sau.
– Giò dĩa: Là bộ phận quan trọng giúp tối ưu chiều cao cho người đạp được thoải mái và hạn chế mỏi cơ. Thông thường thì giò dĩa thường có 3 loại là một dĩa, hai dĩa và ba dĩa. Tùy khác nhau về số dĩa nhưng lại có cùng một cơ chế hoạt động. Số dĩa linh hoạt đem đến cho người dùng có nhiều lựa chọn để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí hơn.
– Trục giữa: Có thể nói hiện nay có rất nhiều loại trục quay với chất liệu khác nhau, một số trục quay (bottom bracket) phổ biến như: BSA, BB30, BB86-89.5-92 Press Fit, PF30… Tùy vào bộ truyền động sẽ tương ứng với những trục quay có kích thước khác nhau.
– Sên xe: Là một chuỗi bao gồm các con lăn được kết nối bởi masterlink . Khi mỗi con lăn chuyển động sẽ truyền sức mạnh từ bàn đạp đến trung tâm của bánh xe khiến bánh xe quay. Hầu hết các chuỗi xích xe đạp thường được làm từ vật liệu thép carbon hoặc thép hợp kim đồng, nhưng một số lại được mạ bằng niken có tác dụng ngăn ngừa được những gỉ sắt hoặc đơn giản làm tăng được tính thẩm mỹ.
Kiểm tra và vệ sinh từng bộ phận
Việc vệ sinh thường xuyên không chỉ giúp cho xe vận hành mượt mà mà còn giúp tăng tuổi thọ cho những món phụ tùng, giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều chi phí.
– Tay đề: Đầu tiên bạn đẩy xích lên – xuống đĩa, ở đây bao gồm cả củ đề khi di chuyển nhiều bạn chỉnh lại các con ốc H – L để, căng và chỉnh lại vị trí củ đề xe có bị lệch trong quá trình sử dụng hay không, xem có bám bụi đất hay không nếu có thì xả nước nhẹ từ trên xuống để sau đó lau cho sạch.
– Chuyển dĩa: Kiểm tra các phần đầu bánh răng có bị mài mòn hay không. Nếu có thì hãy thay thế bằng một chiếc dĩa mới vì nếu không thay thế, khi chuyển động xe rất dễ bị trật sên gây hỏng sên và mất an toàn.
– Giò dĩa: Tiến hành kiểm tra và đảm bảo rằng nó không có những vết nứt nghiêm trọng nào. Hãy chú ý tới những vòng xuyến vì chúng có thể bị uốn cong hoặc nứt ra từ các va chạm của xích. Bạn có thể dùng bàn chải để vệ sinh và sau đó lau sạch chúng bằng khăn khô.
– Trục giữa: Dùng dụng cụ hỗ trợ tháo phần dĩa trước để lấy trục giữa của xe ra. Tiếp tục dùng bàn chải nhỏ thấm dung dịch chà thật kĩ phần trục từ trong ra ngoài. Bước cuối cùng hãy tra dầu bôi trơn và lắp lại như ban đầu.
– Sên xe: Bạn chuẩn bị một tấm lót để hứng bụi bẩn và một chiếc bàn chải thấm dung dịch vệ sinh phần sên xe. Chà nhẹ nhàng phần mắt sên từ trên xuống và từ trái sang sau đó rửa lại với nước và lau bằng khăn khô. Cuối cùng hãy tra dầu vào để xe có thể truyền động mượt mà và đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
>>> Hướng dẫn 11 mẹo bảo dưỡng xe đạp chi tiết, đơn giản
>>> Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo dưỡng xe đạp thể thao đơn giản nhất
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc cho bạn về khái niệm bộ truyền động và cấu tạo của chúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức để lựa chọn cho mình một mẫu xe phù hợp tại Hút Bể Phốt Huy Hoàng nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ truyền động là gì? Cấu tạo và cách vệ sinh một bộ truyền động tại Hút Bể Phốt Huy Hoàng bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.